TIÊU CHÍ LỰA CHỌN RAU CỦ QUẢ VÀ TRÁI CÂY

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN RAU CỦ QUẢ VÀ TRÁI CÂY

Muốn duy trì sự sống thì chúng ta cần cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết. Những chất dinh dưỡng này chủ yếu đến từ các loại thực phẩm mà ta ăn hàng ngày. Chính vì vậy, việc lựa chọn được rau củ quả sạch là vô cùng quan trọng. Với nạn thực phẩm bẩn đáng lo ngại như hiện nay, liệu bạn đã trang bị cho mình những kiến thức cũng như cách chọn rau củ quả sạch tươi ngon? Bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích nhất.

  1. Phương pháp lựa chọn:
  • Đối với nguyên liệu số lượng ít: kiểm tra từng nguyên liệu (từng cái một).
  • Đối với nguyên liệu số lượng nhiều: kiểm tra theo lô một vài nguyên liệu bất kỳ, thông thường chọn theo các lô hàng có biểu hiện không bình thường như bao gói bị rách, méo, ẩm ướp, bẩn,…
  1. Căn cứ lựa chọn:
  • Lựa chọn thực phẩm có thời hạn bảo quản thấp hay chất lượng bị giảm để sử dụng trước, thường xuyên kiểm tra nơi bảo quản theo dõi tình trạng chất lượng nguyên liệu.
  • Không nên dự trữ quá nhiều nguyên liệu nơi bảo quản, căn cứ vào nhu cầu sử dụng (thực đơn tuần, số lượng suất ăn), điều kiện bảo quản và dự trữ.

  1. Tiêu chí lựa chọn rau củ quả và trái cây
  • Bắp cải: Lá cuộn chặt, dày đầu, khép kín, không xòe, cuống nhỏ, cầm nặng tay, lá không bị sâu đục nhiều.
  • Cải xanh: Tươi màu, xanh non (xanh lợt), không bị dập nát, không héo úa, không bị sâu ăn lá nhiều.
  • Cải thảo: Lá ngoài không bị dập nát, cải  không héo úa, không bị sâu ăn lá nhiều.
  • Cải ngọt: Tươi màu, xanh non (xanh lợt), không bị dập nát, không héo úa, không bị sâu ăn lá nhiều.
  • Xà lách : Lá không bị sâu, xanh tự nhiên, không bị dập úng lá.
  • Hành lá: Hành lá không bị héo úa, đầu là bị vàng héo úa nhiều, thân lá hư hỏng.
  • Giá sống: Cọng giá vừa phải, không mọc ra lá, thân cây không quá mọng nước, màu giá trắng tự nhiên.
  • Các loại rau thơm: Không bị dập úng, tươi xanh.
  • Rau tần ô: Không bị dập úng, héo úa, sâu ăn lá nhiều, màu tươi xanh tự nhiên.
  • Rau dền: Không bị dập úng, héo úa, sâu ăn lá nhiều.
  • Rau ngót: Có màu xanh lợt (xanh non) lá không bị sâu, không có nhiều hoa.
  • Đậu que, đậu đũa: Không sâu, không già.
  • Mướp: Cầm nặng tay, trên vỏ không có vết nám, sâu đục ăn vỏ bên ngoài.
  • Khổ qua: Màu xanh, không sâu, không dập úng.
  • Cà chua: Không dập úng, quả còn cứng, chín đều, không bị xanh.
  • Cà rốt, củ cải: Có cuống, màu sắc tươi, không hư dập.
  • Đậu bắp: Màu xanh nhạt, không bị sâu đục, tươi, non
  • Bầu: Cầm nặng tay, không bị ong chích, vỏ có màu xanh tự nhiên, không hư dập.
  • Bí đỏ: Cầm nặng tay, không bị ong chích, vỏ có màu  tự nhiên , không hư nhũng.
  • Bí xanh: Cầm nặng tay, không bị ong chích, vỏ có màu  tự nhiên , không hư nhũng, không bị già.
  • Bông cải xanh, bông cải trắng: Không bị héo, không bị hư hỏng, thối rữa.
  • Các loại củ (gừng, tỏi, sả, ớt, hành tây…): Không mọc mầm, không héo, không thối rữa.
  • Cà tím: Màu tím tự nhiên, cầm chắc tay, không héo, không sâu, không hư dập.
  • Su su: Củ cầm năng tay, không bị sâu đục, vỏ xanh tươi tự nhiên, không già, không bị lồi hạt ra ngoài.
  • Su hào: Cầm nặng tay, chắc. Củ được chọn cũng phải nguyên vẹn, hình dạng bình thường, không dập hoặc nứt vỏ, không héo úa, không có mùi vị lạ (mùi rau quả hư hỏng, mùi hóa chất,…). Trọng lượng từ 350gr- 600gr/củ.
  • Nấm: Nấm rơm tươi không bị dập úng hoặc thối rữa, màu sáng.
  • Khoai tây, khoai lang: Không mọc mầm, sâu đục. Khoai lang củ hơi tròn, trọng lượng củ từ 250-500gr/ củ.
  • Chanh: Trái mọng nước, không bị sâu, hư hỏng. Trọng lượng khoảng 20-25 trái/kg.
  • Các loại trái cây tráng miệng: Chuối già, chuối cau, chuối sứ, táo, nhãn, sơ ri…Không quá nhỏ (đúng size), không dập nát, chín vừa tới. Không quá xanh cũng không quá chín, không bị sâu đục nhìn thấy, trái màu tươi, sơ ri không quá xanh, cũng không quá chín rục.

Leave a Comment